Please use this identifier to cite or link to this item: https://thuvienso.bvu.edu.vn/handle/TVDHBRVT/21040
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Thị Loan (GVHD)-
dc.contributor.authorChung, Ngọc Uyên-
dc.date.accessioned2024-09-20T04:12:27Z-
dc.date.available2024-09-20T04:12:27Z-
dc.date.issued2024-
dc.identifier.urihttp://thuvienso.bvu.edu.vn/handle/TVDHBRVT/21040-
dc.description.abstractRau an toàn đã được biết đến khá lâu từ năm 1998 khi Chính phủ ban hành Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/1998 quy định tạm thời về sản xuất rau an tòan và đến năm 2012 khi thông tư 59/2012/BNNPTNT ban hành thì rau an toàn càng được biết đến rộng rãi hơn. Tuy nhiên, tùy theo mỗi địa phương, mỗi vùng miền thì vấn đề rau an toàn được quan tâm với mức độ khác nhau. Dựa vào tình hình an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm cùng với địa phương Thành phố Bà Rịa là thành phố trẻ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tác giả đề xuất nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Bà Rịa”. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết hành vi hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) và một số nghiên cứu của các tác giả đi trước vấn đề rau sạch/ rau an toàn như: nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Anh (2018) tại tỉnh Tây Ninh, nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Tâm (2018) tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Phùng Thị Hải Âu (2022) tại Thành phố Vũng Tàu. Nghiên cứu của luận văn bao gồm nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Tác giả đã xây dựng 26 thang đo tương đương 26 biến nghiên cứu, trong đó: nhân tố phụ thuộc – quyết định mua rau gồm 4 biến, các nhân tố độc lập: nhận thức chất lượng (4 biến), giá rau an toàn (4 biến), chuẩn mực chủ quan (4 biến), quan tâm sức khỏe (5 biến), quan tâm môi trường (5 biến). Tác giả đã phát triển bảng câu hỏi khảo sát từ thang đo này nhằm thu thập dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này. Với số lượng mẫu 256/270 bảng khảo sát đáp ứng đúng và đầy đủ thông tin cần thu thập. Ðem số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 tác giả thu được kết quả: các biến đều có độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha đều phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích nhân tố EFA thu được 5 nhân tố nhận thức chất lượng, giá rau, chuẩn mực chủ quan, quan tâm sức khỏe và quan tâm môi trường sau khi loại các biến NTCL3 và QTMT5. Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa bội MLR với 5 nhân tố độc lập và một biến phụ thuộc cho thấy có 3 nhân tố tác động đến quyết định mua RAT của người tiêu dùng Thành phố Bà Rịa đó là nhận thức chất lượng (NTCL), chuẩn mực chủ quan (CMCQ) và quan tâm sức khỏe (QTSK). Nhân tố giá rau (GR) và quan tâm môi trường (QTMT) không có tác động đến quyết định mua RAT. Kiểm định One – way ANOVA cho thấy, các yếu tố về giới tính, độ tuổi và thu nhập đều có mối liên hệ có ý nghĩa đến quyết định mua RAT.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherTrường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàuvi
dc.subjectHành vi người tiêu dùng -- Luận văn thạc sĩvi
dc.subjectTâm lý khách hàngvi
dc.titleCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Bà Rịa: Luận văn Thạc sĩvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn Quản trị kinh doanh

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Chung-Ngoc-Uyen.pdf2,06 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.