Please use this identifier to cite or link to this item: https://thuvienso.bvu.edu.vn/handle/TVDHBRVT/4641
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.authorViệt Nam. Quốc hội-
dc.date.accessioned2011-07-07T04:42:15Z-
dc.date.available2011-07-07T04:42:15Z-
dc.date.issued2010-11-30-
dc.identifier.urihttp://thuvienso.bvu.edu.vn/handle/TVDHBRVT/4641-
dc.description.abstractNgày 30/11/2010, Chủ tịch nước đã có Lệnh chính thức công bố Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật) số 59/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010. So với quy định trước đây về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì Luật này có những điểm tiến bộ rõ rệt; trong đó đáng chú ý là Luật quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện một số hành vi như: Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về sản phẩm, uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân; Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hoá, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng; Ép buộc người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khắc phục những bất cập trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 trong vấn đề kiểm soát hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung, Luật yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Luật cũng đã có riêng 01 chương quy định các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: thương lượng; hòa giải; trọng tài và tòa án. Đặc biệt, khi thực hiện khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tiêu tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và miễn tạm ứng án phí… Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 và thay thế Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH10.vi
dc.language.isovivi
dc.subjectLuật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng -- Việt Namvi
dc.titleLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Quốc hội, số 59/2010/QH12vi
dc.typeOthervi
Appears in Collections:340. Pháp luật

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luat bao ve quyen loi nguoi tieu dung.pdf1,11 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.